Bất kì công trình nào việc bốc tách khối lượng chính xác được tính toán kĩ lưỡng trước khi thi công là điều hết sức cần thiết. Việc bóc tách khối lượng tường cũng cần được lưu ý. Vì công trình hoàn hảo khi được đảm ứng về tính thẩm mỹ lẫn chất lượng bên trong cần phải được đảm bảo. Cách tính khối tượng bóc tách khối lượng tường xây đạt tiêu chuẩn nên biết.
Việc tính toán khối lượng tường xây dóng vai trò quan trọng bởi tường bao quanh hầu hết vách dự án để ngăn chặn các tách nhân về thời tiết và các tác động trực tiếp vào trong nhà xưởng. Việc tính toán bóc tách khối lượng tường chính xác sẽ mang đến chủ đầu tư những lợi ích sau:
+ Quản lý và kiểm soát được khâu vật liệu đầu vào. Tiết kiệm được chi phí xây dựng kiểm soát được thất thoát.
+ Rà soát đánh giá được sự sai lệch về khối lượng tường xây so với bản vẽ thi công
+ Dự trù kinh phía vật liệu chính xác
+ Cơ sơ cân đối đưa vật liệu vào công trình
+ Thúc đẩy quá trình thi công nhanh hơn khi đã hoạch định và cung cấp những gì cần thiết đã đề ra.
Việc bóc tách khối lượng để chính xác trước tiên cần biết các thông số về
1 khối cát xây được bao nhiêu m2 tường?
Nguyên liệu xây tường cần các vật liệu gạch, cát, xi măng, nước. Trên thực tế không phải tất cả các mặt tường đều ứng dụng duy nhất một loại gạch. Tùy từng loại gạch mà 1 khối cát xây sẽ tương ứng với bao nhiêu m2 tường.
Đầu tiên xác định chuẩn xác khối lượng vật liệu cần dùng cho 1m2 tường
1m2 tường cần : 0,02 m3 cát xây kết hợp với 0,05 m3 cát để trát; 5,44kg xi măng xây kết hợp với 12,8 kg xi măng để trát; khoảng 68 viên gạch.
Tùy vào từng loại tường muốn xây mà số viên gạch sẽ linh hoạt: tường 100: 55 viên/m2; tường 200: 110 viên/ 1m2; Tường 220, 330: cần tăng viên gạch so với tường 200.
Tính mét khối tường xây
1m3 tường xây sẽ không thể thiếu sự hiện diện của vật liệu như xi măng, cát, nước, gạch. Công trình xây sẽ gồm tường 1 và tường đôi. Mỗi nơi sẽ có số đo kích thước tường không giống nhau.
Miền Bắc: Tường 1 dày 110mm và tường đôi dày 220mm.
Miền Nam: Tường 1 dày 100mm và tường đôi dày 200mm.
Loại gạch miền Bắc sử dụng có kích thước là: 6.5 x 10.5 x 22cm. Trong khi đó, tường miền Nam có kích thước 4 x 8 x 19cm hoặc 8 x 8 x 19.
Ví dụ cụ thể trong trường hợp cụ thể :
Mạch vữa có độ dày chiều ngang là 12mm, chiều dọc là 10mm. Giả sử tường được xây là tường đôi có kích thước là: cao 1m, dày 0.2m và dài 5m. Tường được xây với loại gạch 5 x 8.5 x 18.5cm . Như vậy, 1m2 vuông tường sẽ bao gồm:
Số lớp gạch: n = 1/(0.05+0.012) = 16.13
Số viên gạch trong 1 lớp ngang: a = (L/(0.085+0.01)) X 2 = (5/(0.085+0.01)) x 2 = 52.63 viên.
Số viên gạch trong 1 lớp dọc là: b= (L/(0.185+0.01)) x 2= (5/(0.185+0.01)) x 2 = 51.28 viên.
Như vậy tổng 1m2 tường sẽ cần: N = (n x(1xa + 4xb))/5 = (16.13x (1×52.63 + 4×51.28))/5 = 832 viên gạch
Từ số liệu trong 1m2 tường, chúng ta có thể tính thể tích gạch trong 1m3 tường là:
Mg = 832 x 0.05 x 0.085 x 0.185 = 0.654m3.
Lúc này, thể tích vữa trong 1m3 tường là: Mv = 1- Mg = 1- 0.654 = 0.346m3.